Bố trí ban công giúp nâng cao vận khí cho ngôi nhà
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Chọn vị trí của ban công trong tổng thể ngôi nhà cũng nên xét đến vị trí của ban công và hướng của chính. Không nên bố trí ban công hay cửa sổ thẳng hướng với cửa chính ra vào. Điều này có thể gây nên hiện tượng gió xuyên phòng đột ngột gây bất lợi đối với sức khoẻ con người.
Một chiếc ban công bố trí hợp với Phong thủy không chỉ giúp cải thiện môi trường sống mà còn tránh được những điềm xấu, nâng cao vận khí cho gia chủ.
Ngày nay, ban công là một phần không thể thiếu trong thiết kế của một ngôi nhà, biệt thự hay khu chung cư. Ban công là vị trí tiếp xúc với thiên nhiên nhiều nhất, được hấp thụ ánh sáng mặt trời, là kênh đón khí vào cho ngôi nhà của bạn.
Một chiếc ban công bố trí hợp với Phong thủy không chỉ giúp cải thiện môi trường sống mà còn giúp tránh được những điềm xấu, nâng cao vận khí cho gia chủ.
Điều tiết năng lượng trong ngôi nhà
TS. KTS Phạm Việt Anh (Giảng viên Khoa Kiến Trúc – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chia sẻ: Xét về mặt kiến trúc thì ban công xây dựng hướng Nam là tốt nhất.
Ban công xây dựng hướng Nam là tốt nhất.
Hướng Nam mang lại luồng gió mát, gió lành vào mùa hè và tránh gió xấu, độc vào mùa đông. Ban công ở hướng Đông cũng khá tốt, nó như một cửa ngõ đón ánh nắng sớm mang lại sức sống và năng lượng.
Nên tránh đặt ban công ở hướng Bắc, ngôi nhà sẽ phải hứng chịu những cơn gió lạnh, mưa bão (về mùa mưa) ảnh hưởng đến sức khỏe cả nhà.
Ban công hướng Tây lại phải đón nhận ánh nắng mặt trời cả ngày, đến đêm không tiêu tan hết nhiệt, tác động không tốt đến môi trường sinh học bên trong.
Tuy nhiên, xét về mặt phong thủy lại phải đặt vào từng trường hợp cụ thể. Ông Việt Anh cho rằng: thiết kế ban công còn phụ thuộc vào địa thế xung quanh ngôi nhà và đặt theo hướng có lợi theo tuổi của chủ nhà. Như những người mệnh Tây tứ trạch hay cung mệnh Càn, Khôn, Đoài, Cấn nên mở ban công ở hướng Tây hay Tây Bắc để đón khí trường tốt.
Chọn vị trí của ban công trong tổng thể ngôi nhà cũng nên xét đến vị trí của ban công và hướng của chính. Không nên bố trí ban công hay cửa sổ thẳng hướng với cửa chính ra vào. Điều này có thể gây nên hiện tượng gió xuyên phòng đột ngột gây bất lợi đối với sức khoẻ con người.
Ngoài ra, lượng không khí trao đổi với bên ngoài không nhiều dễ hình thành các khu vực khí bị tù túng , tạo điều kiện phát sinh các loại vi khuẩn yếm khí, về lâu dài không lợi cho gia chủ.
Ban công cũng không nên đối diện thẳng với cửa chính, nhà bếp và cửa phòng ăn. Nếu ban công nhà bạn phạm phải một số điều kiêng kỵ trong phong thuỷ như trên mà không có cách thay đổi, bạn có thể dụng rèm cửa, đặt bể cá cảnh hoặc trồng giàn hoa leo… như một chiếc bình phong để che chắn, hoá giải.
Các đường nét, chi tiết của ban công không quá quan trọng, nhưng nó phải vừa đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ của tổng thể công trình lại phải hóa giải những điểm xấu trong kiến trúc. Hoạ tiết cho ban công thường được gia chủ đặt thiết kế đồng bộ với các hoạ tiết của cửa sổ, cầu thang… giúp ngôi nhà trở nên thanh thoát và thêm phần duyên dáng.
Các hình thức đường cong, dáng ôm vòng vừa tạo sự đẹp mắt cho ban công lại góp phần giúp lưu giữ những dòng năng lượng tích cực trong căn nhà, tránh dòng năng lượng thất thoát một cách đột ngột.
Tuy nhiên, những thiết kế ban công sắc nét, góc cạnh sẽ được tận dụng nếu hướng của ban công là hướng xấu nhằm chống lại tia xạ xấu, ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà. Gờ bao quanh ban công cũng giúp lưu trữ dòng năng lượng lâu dài, duy trì sự thịnh vượng và sức khoẻ cho gia chủ.
Lấy lại cân bằng cho ban công
Không phải ai cũng có những quyết định đúng khi thiết kế và xây ban công, trong truờng hợp ban công nhà bạn có những khiếm khuyết, đặc điểm chưa phù hợp phong thủy như thiết kế ban công không theo những đường thẳng, vòm tròn mà lại có những hình răng cưa, góc nhọn; hay ban công đối diện với cửa lớn, miếu hoặc ban công của một nhà khác…, thì việc chọn loại cây xanh bài trí để hóa giải là điều cần thiết.
Các loại cây chọn trồng trên ban công nên có hình dáng to, sức sống khoẻ, lá dày và đặc biệt phải luôn xanh tốt. Một số cây điển hình có thể kể đến như: Cây vạn niên, cây kim tiền, cây thiết thụ, cây cọ trúc, cây phát tài, cây diêu tiền…
Ngoài ra, trồng loại cây mọc thành bụi hoặc các cây bonsai và dùng các cây sống theo mùa để tạo màu chấm phá cho ban công. Loại cây mọc từ củ có thể là một giải pháp thích hợp vì chúng không cần nhiều phân bón. Việc sinh sôi nảy nở của chúng quanh năm cũng giúp chúng ta luôn giữ được sự liên hệ với bốn mùa, điều này rất tốt về mặt Phong thủy.
Thiết kế và trang trí ban công thù hợp với phong thủy sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn có đầy đủ sinh khí, giúp các thành viên trong gia đình có thể thoải mái khi hóng mát, thư giãn, lấy lại cân bằng cuộc sống, đồng thời mang lại tài vận và bảo vệ gia đình bạn.