Cửa với cửa đối diện nhau hóa giải làm sao ?
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Trong một ngôi nhà ở, cửa trước và cửa sau không nên đối diện nhau, nếu không thì sinh khí trong nhà sẽ “thông thống như gió vào nhà trống”, tán hết.
Phong thuỷ học truyền thống cho rằng, cửa là miệng khí trong một khu chung cư, giữa cửa (cổng) này với cửa (cổng) kia phải đặt so le nhau, bố trí như vậy thì giữa cửa và cửa mới không hình thành thế “đối xung” (xô đập nhau).
Bởi vậy, khi xây dựng một ngôi nhà cần phải chú trọng tới mấy điểm sau:
1. Trong một ngôi nhà ở, cửa trước và cửa sau không nên đối diện nhau, nếu không thì sinh khí trong nhà sẽ “thông thống như gió vào nhà trống”, tán hết.
Nói chung, một ngôi nhà tụ khí, đường lối đi ngoắt ngoéo. Trong một kết cấu như vậy thì khí tụ sẽ ấm áp, hoà hoãn và “giai khí” (khí tốt lành, may mắn) có tác dụng dưỡng thần, dưỡng khí và tăng vượng vận (vận may thịnh vượng). Nếu một ngôi nhà có trổ cửa sau, thì cửa sau sẽ phải đặt so le với cửa trước, để khí lưu thông trong nhà từ trước ra sau sẽ lâu. Còn khi cửa trước sau đối diện, sẽ tạo luồng khí trực xung, rò hết. Cửa trước sau mở đối diện tuy gió thông thoáng mát mẻ thật như rất nguy hiểm, rất dễ gây “phản gió” làm người ta lác mắt, rất tổn hại tới sức khoẻ.
2. Cửa buồng vệ sinh không được đối diện với cửa lớn vào nhà ở. Cửa tiền của một ngôi nhà là miệng hớp khí, là nơi hít sinh khí của trời đất vào nhà, và sinh khí ấy phải lưu động dích dắc trong lòng nhà, mà không nên xộc vào cửa buồng nhà vệ sinh. Nếu cửa buồng vệ sinh đối diện với cửa chính ra vào nhà ở, thì sinh khí vào cửa chính sẽ xộc thẳng vào nơi khí uế, âm khí nặng nề. Cửa buồng vệ sinh, nơi nhả ra bài tiết xứ uế, âm khí nặng nề tạo nên sự đối xung với sinh khí vừa vào nhà qua cửa chính, như vậy giữa uế khí và sinh khí tạo nên thể đối kháng.
Nếu như đã tạo nên kết cấu như vậy, chỉ cần xê dịch hướng cửa buồng vệ sinh, sẽ giảm bớt hoặc triệt tiêu thế đối xung.
3. Cửa vào ra gian bếp không được đối diện với buồng ngủ. Buồng ngủ là nơi nghỉ ngơi, cần phải luôn tạo cảm giác hài hoà, yên tĩnh, an toàn không bị phiền nhiễu bởi nước, lửa. Bếp là nơi thường ngày dùng lửa khói. Nếu cửa bếp đối diện với cửa buồng ngủ thì khi đun nấu, hơi nóng, khói bụi sẽ xộc thẳng và buồng ngủ, mang theo khói dầu xào nấu, sẽ gây ô nhiễm không khí buồng ngủ, khiến chủ nhà bức xúc bức rứt, đồng thời nước, lửa trong gian bếp đều tiềm ẩn mối nguy hiểm. Đặc biệt là khả năng sự cố rò rỉ khí gas và cả khí than bếp than tổ ong … Bởi vậy mà cửa bếp và cửa buồng ngủ phải so le và cách nhau tương đối xa, để tăng độ an toàn.
4. Cửa phòng chứa đồ cũng không được đối diện với cửa buồng ngủ. Phòng chứa đồ là nơi để mọi tạp chất “trăm thứ bà giằng”, nhiều người hay tiếc của, mọi đồ phế thải đáng vứt đi đều tấp vào đó. Một khi mở phòng chứa đồ, hơi ẩm mốc đủ loại xộc ra, sẽ “tông” thẳng vào cửa mở của buồng ngủ, đó là điều tối kị.
5. Cửa bếp và cửa buồng vệ sinh cũng không nên đối diện nhau. Bếp là nơi đun nấu chế biến đồ ăn thức uống, mà buồng vệ sinh là nơi nuôi dưỡng vi khuẩn và không khí bẩn thỉu, nếu cửa đối diện nhau sẽ ảnh hưởng tới vệ sinh, tổn hại tới sức khoẻ.
6. Cửa buồng ngủ và cửa chính vào nhà cũng không nên đối diện nhau. Buồng ngủ là nơi nghỉ ngơi thu giãn, cần phải yên tĩnh, kín đáo, còn cửa chính là nơi người nhà, bạn bè khách khứa thường xuyên ra vào, sẽ ảnh hưởng tới sự yên tĩnh cần thiết. Cửa chính trực xung với cửa buồng ngủ dễ ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Nếu như đã hình thành kết cấu như vậy rồi, có thể hoá giải bằng cách kê lại giường nằm ở vị trí thích hợp. Trường hợp cửa buồng ngủ đối diện với cửa chính, thì lấy vị trí giường nằm làm gốc, kê giường khuất một chút, để sao cho vừa mở cửa bước vào không trực diện nhìn ngay thấy giường; và cũng có thể thay đổi hướng mở cánh cửa vốn ở bên trái, đem sang phải hoặc từ cánh mở vào đến mở ra phía ngoài, cách đó vừa đơn giản lại vừa kinh tế.
7. Cửa gian bếp không đối diện với cửa chính ra vào nhà. Gian bếp là nơi tượng trưng sự giàu có của một nhà theo quan niệm “dĩ thực vi thiên” (coi miếng ăn quý trọng và lớn lao như trời) mà cửa chính là miệng hớp sinh khí của trời đất vào, khi cửa chính đối diện với cửa gian bếp, sẽ làm cho bếp thông thống với ngoài, tài khí lọt hết. Nếu đã lỡ có kết cấu như vậy rồi, có thể kê lại vị trí lò bếp cho hướng sang phía khác để hoá giải. Có người chuyển dịch vị trí cửa chính, về nguyên tắc thì không sai, nhưng phiền phức, tốn tiền.
Trên đây là lý thuyết phong thuỷ học truyền thống, cung cấp để các bạn tham khảo còn nhìn từ góc độ kiến trúc học hiện đại thì giữa cửa và cửa đối diện nhau, sẽ hình thành dòng khí đối lưu lớn mạnh, mà không khí lưu động qua lại mạnh rõ ràng là không có lợi đối với cơ thể bởi vậy cần phải hết sức chú ý xem xét.