Vật khí và ứng dụng trong phong thủy nhà ở bạn đã biết?
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Trong việc vận dụng lý thuyết của phong thủy vào thiết kế và bài trí nhà ở, văn phòng, cơ sở kinh doanh đặc biệt là bài trí nội thất, việc quan trọng nhất là hóa giải những cấm kỵ Phong thủy phạm phải, tăng cường những nhân tố tốt theo đúng Phong thủy để cải biến Trạch Vận nhà ở, đem lại điều may mắn.
Người xem phải biết vận dụng lý thuyết sao cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng gia đình,phù hợp với lối sống cũng như điều kiện kinh tế. Trong điều kiện đô thị hiện đại, nhà nhà san sát nhau và được xây dựng bê tông kiên cố, việc sửa chữa là vô cùng tốn kém và khó khăn.
Chính vì vậy, xây dựng lại một phần hoặc toàn bộ căn nhà là điều khó có thể thực hiện được. Nhưng thuật Phong thủy kỳ diệu ở chỗ, chỉ cần biết cách phán đoán hợp lý và vận dụng những vật khí rất nhỏ cũng có thể cải biến khí của toàn bộ căn nhà, hóa giải được hung khí một cách rất hiệu quả vượt ra ngoài những suy nghĩ thồng thường. Một bình nước nhỏ cũng đủ để hóa giải luồng sát khí lớn.
Khí là vô hình nhưng lại rất thực tế và gần gũi xung quanh ta. Bản chất của khí chính là các nguồn năng lượng, năng lượng chính là khởi nguồn của vũ trụ và vạn vật. Năng lượng biến đổi từ dạng này sang dạng khác với thiên hình vạn trạng. Khí tụ lại thì thành hình, tán ra thì lại trở về khí. Sử dụng các vật khí, như tượng, thuỷ tinh, kim loại,… có tác dụng ngăn cản, chuyển hướng, hóa giải bản chất, biến đổi trạng thái của khí, cải biến được năng lượng và do đó thay đổi được sự tác động của môi trường địa lý thiên nhiên đến con người.
Thực tế, những công trình nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, xung quanh mỗi vật thể, và cả con người cũng có những trường điện từ luôn luôn phát xạ với những tần số và cường độ khác nhau. Sự tương tác lẫn nhau giữa môi trường thiên nhiên với con người cũng chính là sự tương tác của các trường điện từ, điện sinh học trên cơ thể. Một quả cầu thủy tinh rất nhỏ đặt ở một vị trí sẽ có tác dụng thay đổi trường điện từ xung quanh nó. Những thí nghiệm hiện đại cũng cho thấy thuỷ tinh, thạch anh có tác dụng thay đổi dòng điện từ trường đi qua nó. Hoặc một tượng kim loại đặt tại một vị trí cũng có tác dụng dẫn điện và phát xạ ra những xung điện từ khi bị những luồng điện từ các hướng đến, chính vì thê nó có tác dụng cải biến năng lượng, thay đổi vận khí tại vị trí ấy.
Sử dụng vật khí Phong thủy là phương pháp chủ yếu để bài trí, cải biến, hóa giải hung khí và tăng cường cát khí đem lại may mắn cho ngôi nhà. Nhưng quan trọng hơn cả là việc sử dụng vật khí phải được thực hiện đúng theo lý luận của thuật Phong thủy, không được sử dụng bừa bãi. Mặt khác, về mặt Âm Dương, Ngũ Hành của các vật khí cần quan xét cẩn thận đúng theo học thuyết Âm dương, Ngũ hành thì vật khí mới phát huy tác dụng tối đa. Ví dụ: Một tượng Quan Công bằng đồng tức thuộc Kim có tác dụng chế hóa khác với một tượng Quan Công bằng gô thuọc Mộc và có cách thức sử dụng khác nhau.
Các mặt hàng trước khi sử dụng phải được thẩm định chất lượng và vật liệu, phải được tẩy trần và hấp thu đầy đủ các khí âm dương, có như thế mới phát huy được tác dụng một cách mạnh mẽ và đầy đủ. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, năng lượng nội tại của vật khí sẽ bị hao tán dần và mất đi tác dụng. Sau một thời gian sử dụng cần thay thế bằng vật khí mới, ví dụ một chuông gió treo cửa nên tiến hành thay mới vào mỗi năm để có tác dụng hiệu quả.
Học thuyết Ngũ Hành Luận
Trong vũ trụ nói chung và trái đất nói riêng, hai khí Âm Dương vận động hình thành nên vạn vật, hay thế giới vật chất được hình thành nên từ hai khí Ảm và Dương. Người xưa phân chia một cách tương đôl thế giới vật chất thành 5 loại vật chất biểu kiến, gọi là Ngũ hành bao gồm : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Học thuyết Ngũ hành là một trong những học thuyết cơ bản nhất của nền văn hóa thần bí Trung Hoa. Học thuyết Ngũ Hành được sáng tạo và vận dụng thể hiện một cách đầy đủ nhất và rõ ràng nhất trong tác phẩm Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn. Một tác phẩm về Y học Cổ đại đã dùng học thuyết Ngũ hành để vận dụng vào việc chữa bệnh. Tác phẩm này đã ra đời cách đây khoảng 3000 năm trước công nguyên. Như vậy, có thể nói học thuyết này được hình thành trước cả sự ra đời của Kinh Dịch.
Nội dung cơ bản của Học thuyết Ngũ hành là mốì liên hệ biện chứng duy vật giữa các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên. Năm loại vật chất này vận động, chuyển hóa và tác động lẫn nhau hình thành nên thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Ngũ hành vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động ức chế lẫn nhau hình thành nên một vũ trụ luôn luôn vận động theo hình xuoáy trôn ốc giông như quan điểm vật chất luôn vận dộng trong triết học Mác-Lênin. Nó có ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực khoa học và đời sống.
Đặc tính ngũ hành được khái quát như sau :
+ Mộc : Là cây cỏ, gỗ nói chung, có tính chất sinh sôi, dài thẳng. Khí của Mộc làm cho vạn vật được tươi tốt.
+ Hỏa : Là lửa, ánh sáng, có tính chất nóng hướng lên trên. Khí của Hỏa làm cho vạn vật sinh trưởng, dồi dào.
+ Thổ : Là đất đai, có tính chất nuồi lớn, hóa dục. Khí của Thổ làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể
+ Kim : Là kim loại, có tính chất yên tĩnh, thu tàng. Khí của Kim làm cho vạn vật kết quả.
+ Thủy : Là nước, có tính chất hàn lạnh hướng •’ xuống. Làm cho vạn vật tĩnh lặng, bế tàng.
Ngũ Hành tuân theo những quy luận vận động nhất định, có hai quan hệ giữa các Hành, đó là quan hệ tương sinh và tương khắc, tiêu biểu cho quá trình thúc đẩy, chuyển hóa và ức chế lẫn nhau của vật chất.
Tương sinh có nghĩa là cùng bồi bổ, thúc dẩy, trợ giúp cho nhau : Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Ta có thể hiểu một cách đơn giản về quy luật Ngũ Hành tương sinh như sau : Cây cỏ khi bị đốt cháy sinh ra lửa, như vậy là Mộc sinh Hỏa. Hỏa khi bị đốt cháy sẽ biến thành tro, tro lại trở về thành đất. Như vậy là Hỏa sinh Thổ. Đất đai nuôi dưỡng trong mình nó những quặng kim loại. Như vậy là Thổ sinh Kim. Kim loại khi bị nung chảy thì biến thành nước phản ảnh quy luật Kim sinh Thủy. Thủy là nước lại tưới nuôi dưỡng cây, dó là Thủy sinh Mộc.
Tương khắc là chế ngự khống chế lẫn nhau: Mộc khắc Tho, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Ta có thể hiểu một cách đơn giản về quy luật Ngũ Hành tương khắc như sau : Cây cỏ sống dựa vào đất, hút hết màu mỡ và tinh tuý của đất để phát triển phản ánh quy luật Mộc khắc Thổ. Đất dùng để ngăn đê, đắp đập chông lại nước. Như vậy là Thổ khắc Thủy. Nước dùng để dập tắt lửa phản ánh quy luật Thủy khắc Hỏa. Lửa nấu chảy kim loại nên Hỏa khắc Kim. Kim loại lại chế ra dụng cụ chặt cây cối nên Kim khắc Mộc.
Trên đây chỉ là những mô tả rất đơn giản, thực tế Ngũ hành tượng trưng cho năm loại vật chất trong vũ trụ, những quy luật tương sinh tương khắc phản ánh quá trình tương tác của thế giới vật chất. Mặc dù thế giới vật chất vốn bao la, vô cùng vô tận nhưng người xưa lại có thể phân chia và phát hiện ra những quy luật chi phôi, điều đó quả là kỳ diệu