Bài trí hướng cửa chính theo mệnh của chủ nhà
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu “môn – táo – chủ”, nghĩa là “cửa – bếp – phòng ngủ”.
Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối, hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần lưu ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.
Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm cơ bản sau đây:
+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà
+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà
+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà
+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà.
+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)
Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.
Phong thủy cho cửa ngõ
Khí vận hành trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như vận chuyển của máu trong một cơ thể khoẻ mạnh. Cửa ra vào là nơi dẫn khí và đón vận may đến, theo đúng cách thì cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí chuyển động khắp nhà. Sự vận hành phải điều hoà, đừng quá nhanh mà cũng đừng quá chậm.
Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra để thu khí và tạo ấn tượng đầu tiên cho người trong gia đình, là một điều vô cùng quan trọng trong thuật phong thuỷ. Nơi này phải khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Có như vậy thì người cư ngụ mới hưng phấn và điều hoà.
Cánh cửa mở nghịch chiều sẽ kềm chặt khí, bị dội khí và vận may của người cư ngụ không đến, làm cho họ bị đau yếu về thể chất và tinh thần.
Ngoài ra, một lối vào hẹp và tối cũng cản sự vận khí và may mắn của người cư ngụ. Nếu ngõ vào là một hành lang hẹp sẽ khiến sức khoẻ yếu kém về đường hô hấp và khó sinh nở cho phụ nữ. Lối đi hẹp thường đem đến sự thất vọng, dẫn đến tâm trạng cáu kỉnh và u buồn.
Cửa thông
Trong phong thủy cửa thông luôn cần thiết. Tuy nhiên, việc đặt cửa thất cách lại gây hậu quả xấu và lục đục trong nhà.
Một cánh cửa chính đối thẳng với cửa hậu thì vượng khí vào rồi ra đi quá nhanh, khiến nhiều cơ may đến và tuột đi khỏi tầm tay, khoảng cách 2 cửa này càng ngắn thì càng làm hoàn cảnh thêm khó khăn, nếu xa thì tốt hơn vì điều này giúp cho sự vận hành của khí được hanh thông.
Hãy coi chừng cửa chính thông luôn nhưng hơi lệch đi, gây trở ngại cho sức khỏe, thường được gọi là “vết cắn trộm”, góc khung cửa sắt như dao cũng có tác dụng xấu. Hai cửa nằm trên đường song song mà so le nhau thì tạo sự chệch khí.
Kích thước các cửa phải phù hợp. Sẽ tốt nếu cửa lớn mở vào các phòng rộng như phòng ngủ, phòng khách. Còn cửa nhỏ hơn cho nhà kho, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm …. Chi tiết về quy cách kích thước từng loại cửa sẽ được trình bày trong Bài 2 về phong thủy trong việc chọn cửa.
Cửa sổ
Được quan niệm là mắt và miệng của nhà, cửa sổ là nơi dẫn khí nên phải được mở ra hết phía ngoài hay trong, thay vì kéo lên hay kéo xuống. Tốt nhất là mở ra phía ngoài để cho dòng lưu chuyển khí được tăng cường, làm tăng vận may. Cửa sổ mở ra là sự hòa điệu tích cực, dương cái khí của nhà đó ra bên ngoài. Cửa sổ mở bên trong khiến người chủ trở thành nhút nhát, có hại cho khí.
Cửa sổ nâng lên hạ xuống không bao giờ mở giữa chừng vì chỉ hấp thụ được một nửa khí. Vả lại người ngoài nhìn vào có ý tưởng không hay.
Đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà, nếu thấp hơn dễ làm hạ khí trong nhà. Và cửa sổ cũng phải tương đối rộng.
Theo DiaOcOnline