Bí quyết bày tượng Tam Đa đúng chuẩn rước lộc cho ngôi nhà năm 2017
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Nếu không biết cách bài trí tượng Phúc Lộc Thọ thì gia chủ không những không thể có may mắn là còn gặp những điều xúi quẩy. Bât cứ gia đình nào muốn thờ ông Tam Đa đều phải dò hỏi cách thờ tượng Phúc Lộc Thọ rồi mới bắt đầu mua tượng.
Tượng Phúc, Lộc, Thọ trong phong thủy đại diện cho sức khỏe, an lành và phú quý. Tại Việt Nam tượng Phúc Lộc Thọ được người dân trưng bày trong nhà hoặc văn phòng. Cách đặt tượng Phúc Lộc Thọ trong nhà sao cho phù hợp cũng cần được nắm kĩ để việc thờ tượng thật sự mang lại được điều tốt lành.
Trong các giải pháp phong thủy thì tượng Phúc Lộc Thọ là ba vị đại diện cho trường thọ, danh tiếng và tiền tài. Đây là những điều mà con người mong muốn đạt tới, sự may mắn trên tất cả các lĩnh vực bên cạnh cuộc sống khỏe mạnh lâu dài.
Cách trưng bày tượng Phúc Lộc Thọ trong nhà vì thế rất quan trọng. Cách bố trí tượng Phúc Lộc Thọ trong nhà phải được tham khảo rõ ràng thì gia chủ mới được phép thờ tượng Phúc Lộc Thọ. Nếu không biết cách bài trí tượng Phúc Lộc Thọ thì gia chủ không những không thể có may mắn là còn gặp những điều xúi quẩy. Bât cứ gia đình nào muốn thờ ông Tam Đa đều phải dò hỏi cách thờ tượng Phúc Lộc Thọ rồi mới bắt đầu mua tượng.
– Ông Phúc làm đến chức Thừa tướng đời nhà Đường. Ông là một vị quan thanh liêm và có một gia đình hạnh phúc. Đến năm 83 tuổi là đã có ngũ đại đồng đường. Vì vậy, trên tay ông Phúc thường bế một đứa bé trai. Ông Phúc mang đến sự may mắn, an lành.
– Ông Lộc làm quan Thừa tướng nhà Tấn. Vàng bạc, châu báu trong nhà chất cao như núi. Ông thường mặc áo màu xanh lá cây vì “lộc” phát âm gần với “lục”. Ông Lộc tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.
– Ông Thọ làm Thừa tướng đời Hán, sống thọ đến 125 tuổi. Ông tượng trưng cho sự trường thọ với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào hoặc gậy chống.
1. Thứ tự bày tượng Tam Đa
Tượng ba ông Tam Đa luôn luôn phải đặt theo đúng thứ tự.
– Tượng Phúc Tinh: đặt bên phải
– Tượng Lộc Tinh: đặt ở giữa
– Tượng Thọ Tinh: đặt bên trái
2. Vị trí đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ
– Đặt ở vị trí hợp tuổi gia chủ
Tượng Thần tiên tất nhiên nên đặt ở vị trí may mắn để thờ cúng. Tượng Thần Phật nếu đặt ở vị trí hung, kị với tuổi của chủ nhà sẽ gây hao tài tốn của và dính vào nhiều chuyện thị phi.
– Đặt ở hai bên cửa chính
Bạn nên đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ ở một trong hai vị trí bên cạnh cửa chính. Nếu đặt đối diện cửa chính sẽ khiến Thần tiên ra khỏi nhà.
– Đặt tượng hướng vào trong phòng
Cũng giống như việc không đặt tượng đối diện cửa chính, mặt tượng không được hướng ra ngoài. Mặt tượng hướng vào trong tức là đem tiền tài đến cho người trong nhà, nếu như hướng ra ngoài tức là tiễn tiền tài ra ngoài.
– Đặt tượng trong phòng khách
Bạn nên đặt tượng ba ông Tam Đa trong những căn phòng chính của ngôi nhà như phòng khách; tránh phòng bếp, phòng ngủ, nhà tắm… Theo chuyên gia phong thủy, gia đình nên đặt tượng trên một cái bàn cao, trước một bức tường vững chắc.
– Đặt tượng trong phòng làm việc
Đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ trong văn phòng mang đến cho gia chủ nhiều vận may trong công việc. Tượng Phúc – Lộc – Thọ cần phải được đặt phía sau bàn làm việc.
– Đặt trong ô tô
Trong ô tô, bạn cũng có thể đặt bộ tượng Tam Đa nhỏ ở phía đằng trước, quay mặt lại phía người lái. Ba ông sẽ giúp bảo vệ sự an toàn của bạn trên những cung đường.
3. Những chú ý cần nhớ khi đặt tượng Tam Đa
– Cần có lư hương và đèn chong khi thờ cúng
Nếu muốn thờ cúng thì cần có lư hương và đèn chong thờ cúng làm bằng đồng. Đồ cúng ba ông Tam Đa nên dùng đồ ngọt, hoa tươi.
– Không đặt tượng thấp hơn đầu người
Cũng giống như Phật, ba ông Phúc – Lộc – Thọ là thần tiên trên trời. Do đó, nên cần đặt ở vị trí cao hơn đầu người, nếu không sẽ mạo phạm đến thần linh.
– Không thờ cúng tượng Phúc Lộc Thọ chưa khai quang
Nếu như muốn Tam tinh phù hộ thì nhất định nên dùng tượng đã được chính thức khai quang, nếu không nó chẳng khác gì một món đồ trang trí cả. Khai quang là một nghi thức bỏ lớp vải đỏ trên mặt tượng ra để bắt đầu thờ cúng. Gia đình nên chọn ngày đẹp để làm lễ khai quang.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo