Nhà nở hậu và thóp hậu trong phong thủy
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Không biết từ bao giờ, khái niệm nở hậu – thóp hậu đã trở thành 1 trong những “tiêu chuẩn” để giới kinh doanh nhà đất đánh giá ưu – nhược 1 căn nhà, miếng đất.
Theo các nghiên cứu về trường khí, ở nhà sau rộng, trước hẹp (nở hậu), khí sẽ tích tụ lại ở sau nhiều hơn. Còn nhà phía trước rộng, sau hẹp thì nội khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, không tụ hội được. Nếu càng đi vào càng bị thu hẹp sẽ thấy tù túng, sắp đặt nội thất trở nên khó khăn, chỉ có phô trương hình thức mà không tập trung được cho thực chất sử dụng. Như hình khối của nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao xuống, không thể nói là thóp hậu được, phần phía sau ít dùng đến nên nhỏ, phần gian chính để hành lễ phía trước là khu vực rộng rãi nhất.
Nhà thờ Đức Bà không coi là thóp hậu vì đằng sau ít sử dụng
Khoa học phong thủy từ truyền thống đến hiện đại đều không quá đặt nặng chuyện nở hay thóp hậu. Gặp đất xéo thì làm nhà vuông, gặp nhà xéo thì làm phòng vuông. Quan trọng là không gian cư trú có được thuận tiện, thông thoáng, thẩm mỹ hay không? Vì thế, cách thức sử dụng và xử lý không gian nội – ngoại thất như thế nào quan trọng hơn là sự chênh lệch giữa kích thước mặt trước và mặt sau của miếng đất, ngôi nhà.
Điều quan trọng là hợp lý hóa không gian
Việc phải xử lý nhà “thóp hậu” thực ra không khó khăn. Chỉ cần lấy 1 bên tường ổn định làm chuẩn để xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết. Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp đều được vuông vức, dồn ngóc ngách về phía kho, vệ sinh, cầu thang thì sẽ không còn cảm giác thóp hậu nữa.
Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, bếp được vuông vức
Nhiều người không muốn trổ giếng trời phía sau bởi họ nghĩ, như thế cũng là thóp hậu, mất đất. Điều này thiếu cơ sở khoa học. Đất vẫn thuộc sở hữu của họ, không hề mất. Hơn nữa, khoảng giếng trời đó tạo nên 1 miệng hút khí, cân bằng với phần trước và giữa nhà, làm nên dòng đối lưu tạo sự thông thoáng hơn.
Trong việc mở 1 giếng trời, ta không đi vào khoảng trống đó nhưng ta lại được khoảng thông thoáng, nhìn ngắm thư giãn hữu dụng, nội khí trong nhà được liên kết với nhau tốt hơn. Như kinh nghiệm đã đúc kết “đa thiên tỉnh khắc sơn xuyên”, tức là dùng nhiều giếng trời (thiên tỉnh) để tránh việc tạo nên những khe hẹp hun hút trong nhà (vùng sơn xuyên).
Theo: Thanhnienonline