Xây tường vây cần chú ý tới tính mĩ quan thực dụng và nguyên tắc phong thủy
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Khi xây tường vây còn phải chú ý tới nguyên tắc về phong thuỷ học truyền thống.
Tường vây chính là sự bảo lưu và mốc phân chia của “thế giới” này. Tường vây không những phản ánh diện mạo và ưu thế của ngôi nhà, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ mỹ cảm, an toàn và sự dễ chịu của ngôi nhà.
Tường vây phải hào hoa, thanh thoát, chớ nặng nề “nhất đạo tường do như nhất trùng sơn” (một bức tường trông dựa dãy núi nặng nề) của nhà tù, khiến người ta rợn tóc gáy.
Tường vây trước hết phải chú ý tới tính thực dụng của nó, căn cứ vào hình dáng, kích cỡ lớn nhỏ của ngôi nhà mà lựa chọn vật liệu xây dựng tường mang tính thực dụng, kinh tế và bền. Khi xây tường vây còn phải chú ý tới nguyên tắc về phong thuỷ học truyền thống.
1. Nói chung, theo phong thủy kiến trúc, với ngôi nhà hình vuông, nên xây tường vây theo hình cong hoặc hình tròn, đó là lấy theo thuyết “trời tròn đất vuông” của phong thuỷ học, để đạt tới cảnh trời và người hài hoà.
2. Tường vây chớ nên phía bóp lại nhọn hoắt và phía sau bè rộng ra, nếu tường vây nhà hàng xóm có góc nhọn hoặc góc nhà (như đao đình) chọc thẳng vào nhà mình, sẽ khiến gia chủ cảm thấy như có mũi dao kết hông, họng hóc xương cá, sẽ tạo nên sự bứt rứt tâm lý lâu dài, rất khó chịu.
3. Tường vây không nên phía trước nhà bè rộng mà phía sau nhà lại bóp hẹp lại, tạo nên dáng hình tam giác, khiến gia chủ có cảm giác bị đè nén nặng nề, khiến tâm lý luôn bứt rứt không vui.
4. Tường vây không nên có khe nứt hở. Tường vây quanh nhà kể cả cổng lớn ra và khuôn viên phải giữ luôn lành lặn, nếu bị nứt hở, sụt phải sửa càng sớm càng tốt.
Thiết kế nhà phong thủy rất coi trọng các tiểu tiết kiến trúc
5. Trên mặt tường vây chớ để mặc sức có dây leo um tùm. Mặt tường không nên để cho dây leo bám, có người cho rằng trên mặt tường có dây leo bám (như trầu không, xương rồng leo, thanh long …) như vậy mới có “tình thơ ý hoạ” phong nhã hào hoa, mà không biết rằng làm như vậy sẽ tăng sự âm u cho ngôi nhà, và về lâu dài sẽ làm thân trường biến mất, bị nứt nẻ, sụt lở.
6. Tường vây không nên trang sức bằng đá hoa, khiến mặt tường loang lỗ vằn vện, theo quan niệm chú trọng sự cân bằng hài hoà mà nói, thì những thứ đó đều thuộc âm tính, âm khí nặng nề, khiến cho khả năng miễn dịch của gia chủ giảm sút, yếu ớt dễ sinh bệnh.
7. Trên tường chớ trổ cửa sổ lớn.
8. Mái nóc tường (nếu có) không nên xoè rộng quá 66 cm.
9. Tường vây hai bên cổng phải tương xứng, cao thấp rộng hẹp phải đối xứng nhau.
10. Điều rất cần chú ý tới là, tường vây chớ nên quá cao, bởi vì:
– Tường vây chung quanh nhà quá cao, khiến người ta có cảm giác “tường cao hào sâu” như nhà tù, khiến ta có cảm giác bị ức chế, rờn rợn.
– Theo phong thuỷ học truyền thống, tường vây quá cao là tướng bần cùng. Thời xưa rất chú trọng tới việc tường vây phải tương xứng hài hoà với kết cấu của ngôi nhà và thân phận của gia chủ. Nếu tường vây quá cao, sẽ làm tiêu hao cách thức chỉnh thể của ngôi nhà, và cũng hạ thấp thân phận của gia chủ, làm cho không tương xứng, kệch cỡm.
– Trong con mắt bọn trộm cắp, thì tường quá cao, một khi người trong nhà đi vắng, chúng đột nhập khua khoắng an toàn hơn, vì khi hành sự có bức tường che khuất tầm nhìn của người đi bên ngoài nên càng dễ thành công.
– Nhìn từ góc độ mỹ học, tường vây quá cao sẽ che khuất cửa sổ, mái hiên hoặc nóc nhà, khiến người ngoài nhìn vào cảm thấy bị kệch cỡm.
– Tường vây quá cao, che khuất cửa sổ, mái hiên, sẽ ảnh hưởng lớn tới việc lấy ánh sáng, thông gió trong nhà sẽ không có lợi cho sức khoẻ của người sống bên trong. Nói chung tường vây chỉ nên cao chừng 1,5m là đạt hiệu quả lấy ánh sáng và thông gió trong nhà tốt nhất.
– Tường vây quá cao cũng biểu hiện chủ nhà bụng dạ hẹp hòi, muốn sống cách biệt với xã hội, “thâm cung kín cổng cao tường, cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh” dễ làm cho sự nghiệp của gia chủ bị cản trở,
11. Tường vây không nên quá cao, nhưng cũng không nên quá thấp.
– Tường vây quá thấp khiến ta luôn có cảm giác thiếu an toàn, bởi nó cũng như không, không có tác dụng bảo vệ cho ngôi nhà.
– Tường vây quá thấp không an toàn, không bảo vệ được tài sản cả trong nhà lẫn sân vườn. Tường vây phía sau nhà cần cao một chút, chừng 1,9m là vừa (không nên thấp hơn). Trong phong thuỷ học cho rằng với chiều cao ấy là thích hợp nhất.
– Tường vây quá thấp sẽ không thể làm xoay chuyển tốt về kết cấu phong thuỷ. Chiều cao của tường vây cần phải căn cứ vào độc rộng hẹp của sân vườn và phương vị trước sau của ngôi nhà mà quyết định.
12. Tường vây không nên quá gần nhà ở, nêu không sẽ thu hẹp khoảng cách với nhà láng giềng, không thể đảm bảo tính kín đáo của nhà mình, từ đó làm gia chủ luôn có cảm giác bị bức bách, tinh thần không thoải mái vươn xa. Hơn nữa, nếu cả bốn phía tường vây đều gần sát với nhà ở, sẽ còn nảy sinh vấn đề lấy ánh sáng và thông gió đều không tốt, như vậy trường khí sẽ rất kém, ảnh hưởng lớn tới phong thủ trong ngôi nhà.
Khi xây dựng tường vây, nếu đáp ứng được cả mỹ quan, thực dụng, lại phù hợp với kiến thức phong thuỷ hiện đại, thì thường vây như vậy sẽ giúp mọi thành viên trong nhà luôn bình an, sinh hoạt thoải mái, tốt đẹp.