Thiên, địa, nhân và vai trò đặc biệt trong phong thủy
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Phần lớn các cách xem phong thủy chưa ứng dụng xem đầy đủ về phong thủy của: Thiên, Địa, NhâN, vậy chúng có vai trò đặc biệt gì trong phong thủy?
Vai trò của Thiên trong phong thủy
Yếu tố thiên đầu tiên thường biết là thiên thời, đó chính là thời gian, mà thời gian thì người ta khẳng định rằng “thiên có thời, địa có vận, nhân có tuần”. Hiểu ngắn gọn là gồm đại vận và tiểu vận khi xem phong thủy, mà trong các bộ môn Tử vi, Tứ trụ và phong thủy đều phải tính đến nó.
Người ta thường căn cứ vào một năm cụ thể để biết năm đó tốt hay xấu thì có thể gọi đó là tiểu vận hoặc lưu niên. Xem cho Nhân, tức với người là 10 năm một đại vận; xem cho đất, tức với Địa là 20 năm 1 đại vận; và đại vận của Thiên trong phong thủy là 180 năm. Tức là vận nhân chỉ bằng một nửa vận địa và ít hơn rất nhiều lần vận thiên.
Khi chọn năm xây nhà, người ta phải tính theo vận của Thiên, sau đó mới đến vận của Địa rồi tính đến vận của Nhân. Tiếp đến tính đến năm tốt xấu theo thiên, tốt cho địa, xem năm tháng ngày giờ sinh của nhân (người). Sau đó mới quyết định năm động thổ. Khi chọn đến tháng ngày giờ động thổ thì lại vận dụng đầy đủ 3 yếu tố thiên địa nhân để tính. Có nghĩa là phải tính đến vận tháng, vận ngày, vận giờ.
Như vậy, gồm có 5 yếu tố là đại vận, tiểu vận (năm), nguyệt vận (tháng), nhật vận (ngày), thời vận (giờ) thì mới có thể làm đại sự được. Vì nếu yếu tố tháng, ngày, giờ mà không tốt thì dù đại vận và tiểu vận tốt thì có động thổ, xây nhà cũng xấu. Như vậy có 3 phần phải tính là vận thiên, vận địa, vận nhân.
Theo kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà, Giám đốc Công ty Kiến trúc và Xây dựng dân dụng Hà Nội, Phó viện trưởng Viện Lý học phương Đông, để tính chuẩn xác về vận thiên, vận địa thì phải học rất nhiều về phong thủy địa lý thì mới có thể tính được, chứ không chỉ căn vào mỗi người tuổi con gì. Và khi uyên thâm những kiến thức thiên địa thì người ta nói thầy phong thủy đó là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý; và chỉ cần đo hướng nhà có thể nói nhà đó tốt xấu ra sao trước khi bước qua cửa.
Nhưng khi tính đến vận nhân thì không chỉ tính người đó tuổi con gì mà phải mở lá số ra tính theo năm tháng ngày giờ sinh. Một thầy phong thủy giỏi phải là một thầy lá số giỏi, và không cần gặp trực tiếp nhân vật thì vẫn có thể luận đoán chính xác ít nhất 70% về con người đó khi biết chính xác năm tháng ngày giờ sinh.
Vậy, tại sao chuyên gia phong thủy phải là một người thầy lá số?
Lý giải về điều này, chuyên gia phong thủy Hoàng Trà cho biết: Vì tương tự trong cuộc sống, một chuyên gia phong thủy giỏi cũng như một chuyên gia nông nghiệp giỏi, thì phải giỏi về thời tiết, chất đất và đương nhiên phải rất am hiểu về hạt giống, nếu không am hiểu hạt giống mà phán tất cả mọi giống lúa đều gieo xuống ruộng nước, trong khi đưa cho người ta gói hạt giống là lúa nương, lúa mỳ. Vậy thầy phong thủy không giỏi xem lá số thì cũng chỉ biết xem chung chung, không thể án ngữ phong thủy chuẩn xác đến từng người.
Một yếu tố thuộc về Thiên trong phong thủy, là yếu tố yếu tố vô cùng quan trọng là hướng của nhà đất. Hướng nhà đất phụ thuộc vào từ trường của trái đất, mà từ trường thì nằm trong không gian nên thuộc về Thiên.
Đặc điểm của trái đất là có trục nghiêng 23,5 độ, từ trường theo trục Bắc – Nam, các múi giờ trong một quốc gia khác nhau, tức một quốc gia có nhiều múi giờ và từ trường có sự không đồng nhất ở các vùng khác nhau, vì vậy nên nó ảnh hưởng rất lớn đến hướng của một ngôi nhà. Do vậy, yếu tốt thiên mới là yếu tố quan trọng, quyết định đầu tiên trong phong thủy. Do đó, xem phong thủy phải xem Thiên trước tiên.
Vai trò của Địa trong phong thủy
Về yếu tố Địa, đầu tiên phụ thuộc vào địa hình, địa thế. Bề nổi của nó gồm núi, sông hồ, cây cối và cả khoáng sản trong lòng đất, các vùng có nhiệt độ cao (núi lửa), nhiệt độ thấp (vùng băng giá). Tức có đủ các yếu tố (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Đó là các yếu tố bề nổi, giống như phần da thịt bề ngoài của con người, đương nhiên, phần không nhìn thấy là mạch máu, xương khớp. Trong phong thủy, đó chính là phần Long mạch. Một nhà có phong thủy tốt nằm trên một thế đất không vượng về Long mạch thì độ vượng cũng không cao.
Một nhà có phong thủy xấu nằm trên thế và vùng đất xấu về Long mạch thì vô cùng xấu. Một nhà có phong thủy bình thường nhưng nằm trên phần đất có Long mạch tốt thì vẫn tốt. Một ngôi nhà thế hướng tốt mà lại nằm trên phần Long mạch tốt thì vô cùng thịnh. Như vậy, tầm quan trọng của Địa cũng không kém của Thiên.
Nhưng một thế cuộc đất và xây nhà hướng nào mà muốn đạt phong thủy tốt còn phụ thuộc vào thời điểm động thổ, cất nóc, nhập trạch, hoàn thổ, hàn Long mạch. Cho nên, dù nhiều nhà có dủ các yếu tốt về địa tốt mà vận hành sai thiên thời vẫn gặp những chướng họa như thường.
Hãy lấy ví dụ từ thực tế cuộc sống để có cái nhìn rõ hơn về thiên cấm, địa cấm. Chúng ta thấy, người có ô tô không phải thích đi vào đường nào, lúc nào cũng được. Nếu đường có biển cấm theo giờ thì phương tiện không thể ra vào. Tức là thiên thời không cho phép gọi là thiên cấm. Hay trường hợp có những con đường mà xe thể loại nào cũng có thể đi được nhưng lại có biển cấm xe tải thì xe tải nào vào cũng phạm luật, tức địa cấm. Hai trường hợp trên thì người có bằng lái gì cũng phạm luật.
Trường hợp tiếp theo, đường không cấm theo thời gian, đường không cấm phương tiện, cả xe tải, xe khách đều chạy được nhưng người cầm lái chỉ có bằng B1, B2. Như thế gọi là bị phạm về nhân. Do vậy, bao giờ cũng phải xem từ thiên thời, đến địa lợi rồi mới đến nhân.
Vai trò của Nhân trong phong thủy
Vậy, yếu tố Nhân trong phong thủy được xem như thế nào? Để xét về Nhân, phải dùng năm tháng ngày giờ sinh để lập lá số bản mệnh người đó, chuyên gia phong thủy phải là người thầy lá số sẽ luận đoán được số mệnh vận nào thịnh, năm nào thịnh, phù hợp làm việc gì.
Hiện nay, khi xây nhà, mọi người không được tuổi thường hay nhờ người khác đứng động thổ dù người đó không phạm Kim lâu, Hoang ốc, Tam tai; nhưng năm đó họ lại gặp tai sát, kiếp xát, Kình Dương, Bạch Hổ. Tức năm đó họ gặp chướng họa mà nhờ động thổ thì chủ nhà cũng vẫn bị vạ lây.
Do đó, khi nhờ người đứng động thổ, ngoài việc xem bản mệnh ra, xem người đó có phạm về Thiên, về Địa hay không còn phải xem xem bản mệnh người đó tương tác thế nào với bản mệnh gia chủ. Tức xét theo Thiên can, Địa chi có xung không. Đây là mối quan hệ tương tác giữa nhân với nhân, nhân với thiên.
Thiên can và Địa chi của người đứng động thổ với năm động thổ và với tuổi của gia chủ có bị thiên khắc, địa xung hay không, có bị hình, hại, phạm tai sát, kiếp sát, Bạch Hổ, Kình Dương hay bản mệnh người động thổ có khắc hại bản mệnh chủ nhà hay không. Cho nên, việc họn người đứng động thổ một cách đẳng cấp thì phải xem rất nhiều yếu tố của thiên, địa, nhân.
Còn mối quan hệ giữa nhân với địa, tức đất dù tốt theo thiên thời nhưng bản mệnh của người đó không phù hợp với địa khí long mạch của ngôi nhà đó thì độ tốt cũng không cao. Có thể ví dụ, một xe máy, ô tô tốt thì đương nhiên phải bền nhưng xe máy, ô tô đó quá nhỏ, quá to với người thì không phù hợp; hoặc xe máy, ô tô đó không phù hợp với mục đích sử dụng của người thì độ hữu dụng không cao. Một người mong muốn mua xe để chạy dịch vụ chở khách lại cấp cho xe tải thì không có giá trị, muốn chạy dịch vụ chở hàng lại cấp xe con thì dù xe con có đắt tiền cũng không phù hợp.
Do đó, khi xem phong thủy thì có nhiều yếu tố tương tác vào để quyết định sự tốt hay xấu. Vì vậy chỉ dùng tuổi con gì của người để quyết định là không hợp lý, không đầy đủ và mới chỉ là kiến thức ban đầu, cơ bản của phong thủy mà thôi.